Hannah Green vô địch BMW Ladies Championship 2024 (Ảnh: Getty).
Kết thúc ngày thi đấu chung kết chiều qua (20/10), Hannah Green về nhất với tổng điểm -19 gậy. Về nhì là golfer người Pháp Celine Boutier, với tổng điểm -18 gậy.
Trong khi đó, golfer mới 20 tuổi người Thái Lan Chanettee Wannasaen đứng thứ 3 chung cuộc, với tổng điểm -17 gậy.
Còn với nhà đương kim vô địch Olympic Lydia Ko (người New Zealand), cô chỉ đứng vị trí T12 (đồng hạng 12), với tổng điểm -13 gậy.
Riêng cựu số 1 thế giới, golfer gốc Việt là Lilia Vu (quốc tịch Mỹ) đứng vị trí T52, với tổng điểm chỉ -2 gậy.
Trước đó, tay golf nữ số một thế giới Nelly Korda (Mỹ) đã rút lui khỏi BMW Ladies Championship năm nay, vì chấn thương.
" alt=""/>Tay golf nữ người Australia vô địch giải đấu tại Hàn QuốcPhung phí nhiều cơ hội, U17 Việt Nam đành chia điểm với U17 Kyrgyzstan
U17 Việt Nam thi đấu với U17 Kyrgyzstan tại sân vận động Phú Thọ vào tối 23/10 thuộc lượt trận đầu tiên vòng loại giải U17 châu Á 2025. Đoàn quân của HLV Roland được kỳ vọng sẽ giành chiến thắng để tạo động lực cho các trận đấu tiếp theo, đáng tiếc U17 Việt Nam chỉ có một trận hòa không bàn thắng.
Sau tiếng còi khai cuộc, U17 Việt Nam chủ động chơi tấn công trước U17 Kyrgyzstan. Mặc dù đoàn quân của HLV Roland kiểm soát bóng tốt hơn nhưng đã không thể tạo thế trận áp đảo. Dường như U17 Việt Nam cũng chưa thực sự dám chơi tấn công mạnh nên các đợt lên bóng của đội chủ nhà chưa làm khó được hàng thủ số đông của U17 Kyrgyzstan.
U17 Việt Nam kiểm soát bóng tốt hơn U17 Kyrgyzstan (Ảnh: Đỗ Minh Quân).
Trong khi U17 Việt Nam không tạo được một cơ hội thực sự rõ ràng trong hiệp một thì U17 Kyrgyzstan với chỉ 3 lần dứt điểm, lại có tới 2 lần gây sóng gió cho khung thành của thủ môn Hoa Xuân Tín, rất may các chân sút của đối phương dứt điểm không tốt, bóng đã đi ra ngoài.
Sau giờ nghỉ, U17 Việt Nam dường như đã nắm rõ lối chơi của đối thủ nên trình diễn một bộ mặt khác hẳn. Đội chủ nhà đẩy cao đội hình chơi áp đảo và liên tục tạo ra cơ hội dứt điểm. Tuy nhiên, các cơ hội cứ lần lượt trôi qua trước mũi giày của U17 Việt Nam.
U17 Kyrgyzstan chỉ có đúng một pha bóng nguy hiểm trong hiệp hai. Đó là ở phút 89 khi hàng thủ của U17 Việt Nam mắc sai lầm tạo ra cơ hội ghi bàn ngon ăn cho đối thủ, tuy nhiên cầu thủ U17 Kyrgyzstan cũng dứt điểm không tốt.
Cầu thủ U17 Việt Nam tiếc nuối trước những cơ hội bị bỏ lỡ (Ảnh: Đỗ Minh Quân).
Trong khoảng thời gian bù giờ, U17 Việt Nam vẫn có thêm vài cơ hội dứt điểm, nhưng trong một ngày kém duyên, các học trò của HLV Roland đã không thể ghi bàn và ngậm ngùi nhận trận hòa 0-0 ở lượt trận ra quân đầu tiên. Ngày 25/10, U17 Việt Nam sẽ thi đấu lượt trận thứ 2, gặp U17 Myanmar.
" alt=""/>Phung phí nhiều cơ hội, U17 Việt Nam đành chia điểm với U17 KyrgyzstanNovak Djokovic hướng đến mục tiêu cao nhất ở hai sân chơi Paris Masters và ATP Finals (Ảnh: AP).
Ở giai đoạn cuối năm, tay vợt người Serbia sẽ dự Paris Masters (Pháp, từ ngày 30/10 đến 5/11) và ATP Finals (Italy, từ ngày 13/11 đến 19/11). Djokovic hướng đến chức vô địch hai giải đấu này để bảo vệ ngôi số một thế giới đến hết năm 2023.
Cách đây 2 năm, Djokovic (34 tuổi 7 tháng) là tay vợt nhiều tuổi nhất kết thúc năm với ngôi đầu ATP. Nếu tái lập điều này năm nay, tay vợt Serbia sẽ nâng kỷ lục lên thành 36 tuổi 7 tháng.
Hiện tại, Djokovic đang hơn người đứng thứ hai Carlos Alcaraz đến 2.240 điểm. Tay vợt người Tây Ban Nha không tham dự Basel Open và kể cả khi đạt thành tích tốt ở Paris Masters lẫn ATP Finals, Alcaraz khó đuổi kịp Djokovic về điểm số.
Huyền thoại quần vợt người Mỹ Jimmy Connors đưa ra cảnh báo với Alcaraz: "Carlos Alcaraz đang dành mọi sự tập trung cho Djokovic và ngôi vị số một thế giới mà đối thủ đang nắm giữ.
Vạch ra mục tiêu và nỗ lực thực hiện là điều hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên Alcaraz cần biết rằng ngoài Novak vẫn còn nhiều đối thủ khác. Carlos đã thua ở hai giải đấu China Open, Thượng Hải Masters và cần cẩn thận trước Jannik Sinner và Daniil Medvedev".
Djokovic tiếp tục chỉ trích ATP
Novak Djokovic cho rằng cách điều hành và quản lý của Hiệp hội quần vợt nam quốc tế (ATP) khiến đa phần các tay vợt chịu thiệt thòi.
Tay vợt người Serbia chia sẻ: "90% thời gian trên ATP, các tay vợt nhận được phần tồi tệ nhất. Cấu trúc của hệ thống này không cho phép các tay vợt có quyền đưa ra quyết định của mình".
Djokovic đang giữ kỷ lục về tiền thưởng trong lịch sử quần vợt, với hơn 170 triệu USD. Nole thừa nhận các tay vợt nhóm đầu được hưởng lợi với hệ thống tiền thưởng hiện tại của ATP, nhưng các tay vợt cấp thấp thì ngược lại.
"Đang có sự độc quyền trong quần vợt. Các phương tiện truyền thông cố né tránh vấn đề, vì điều đó không có lợi cho họ. Nếu muốn tạo ra sự khác biệt, số đông phải chung tay và điều đó sẽ không xảy ra nếu các bên có những lợi ích khác nhau", Djokovic khẳng định.
" alt=""/>Novak Djokovic sắp chạm mốc 400 tuần giữ ngôi số một thế giới